Chuyển đến nội dung chính

Cách Chọn Quần Áo Bảo Hộ Cho Từng Ngành



Quần áo bảo hộ lao động hiện đã trở thành những trang thiết bị khó có thể thiếu được với những người công nhân. Nhưng không phải ngành nghề nào mà quần áo bảo hộ lao động cũng giống nhau.
Như chúng ta đã biết khi tham gia vào quá trình lao động và làm việc không ít thì nhiều nó cũng sẽ có những ảnh hưởng đến cơ thể và sức khỏe của người lao động. Do đó việc sử dụng quần áo bảo hộ lao động là điều không thể thiếu được đối với người lao động. Nhưng khi chọn lựa quần áo bảo hộ lao động chúng ta cũng nên dựa vào tính chất công việc mà chọn được những bộ quần áo sao cho phù hợp nhất. Bài viết dưới đây Bảo hộ lao động TBC sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn quần áo bảo hộ cho từng ngành nghề cụ thể.

Những yêu cầu chung khi chọn lựa quần áo bảo hộ

Đối với bất cứ bộ quần áo bảo hộ nào thì cũng cần đáp ứng được những tính năng và những tiêu chí nhất định của quần áo bảo hộ
  • Quần áo bảo hộ công nhân phải được thực hiện theo định mức của pháp luật về vấn đề an toàn lao động
  • Cần mang lại cảm giác thoải mái cho người lao động trong quá trình sử dụng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và sản phẩm. Nhất là đối với những ngành nghề đặc thù như trong môi trường hóa chất, môi trường phòng sạch, hay ngành điện lực.
  • Quần áo có độ bền nhất định vì với những bộ quần áo bảo hộ này sẽ hàng ngày được công nhân sử dụng

Cách chọn quần áo bảo hộ phù hợp cho từng ngành nghề

Ngoài những tính năng chung được nói ở trên thì những bộ quần áo bảo hộ lao động của từng ngành cũng cần có những tính năng riêng biệt.
  • Ngành công nghiệp hóa chất: Đối với ngành nghề này thì chúng ta cần sử dụng những bộ quần áo bảo hộ chống hóa chấtchuyên dụng để giúp bảo vệ người lao động khỏi những tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại cho sức khỏe của con người. Loại vải để sản xuất quần áo chống hóa chất phải là loại vải không có khả năng thẩm thấu, và có thể ngăn được sự ăn mòn. Các đường nối cần được hàn bằng sóng siêu âm chứ không phải may bình thường như những bộ quần áo bảo hộ lao động khác
  • Ngành công nghiệp dầu mỏ: Với ngành này thì quần áo bảo hộ cần có khả năng chống tĩnh điện. Điều này để ngăn không cho phép điều kiện thuận lợi tạo ra tia lửa có thể gây ra hỏa hoạn ảnh hưởng đến công việc và tính mạng của người lao động
  • Ngành điện lực: Với ngành này nếu là những công nhân bình thường thì chúng ta có thể sử dụng những bộ quần áo được may từ vải kaki hay pang rim Hàn Quốc. Nhưng với những công nhân mà phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện thì cần những bộ quần áo bảo hộ được may bằng chất liệu vải cách điện. Đồng thời những công nhân của ngành này cũng cần trang bị đầy đủ những trang thiết bị bảo hộ cách điện khác như găng tay cách điện hay ủng cách điện
  • Ngành cứu hỏa, sản xuất dễ cháy: Những ngành này thì điều cần chú ý nhất của quần áo bảo hộ lao động là khả năng chống cháy.
  • Ngành xây dựng, ngành môi trường: Với những ngành nghề này thì môi trường làm việc chủ yếu là ngoài trời nên quần áo bảo hộ cần chọn những loại vải có chất liệu dày dặn để tránh ánh nắng mặt trời
Công ty bảo hộ lao động TBC hiện đang cung cấp đầy đủ những mẫu quần áo bảo hộ lao động cho tất cả các ngành. Chúng tôi hiện đã cập nhật bảng giá quần áo bảo hộ lao động mới nhất của năm 2018. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới
Mọi Thông Tin Chi Tiết Quý Khách Hàng Vui Lòng Liên Hệ
Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Xuất Nhập Khẩu TBC
Văn phòng Nam Định: Số 405 Trần Thái Tông – Phường Lộc Vượng – Thành Phố Nam Định
Văn phòng Hà Nội: Biệt thự 22 – Lô 16B1 – Làng Việt Kiều Châu Âu – Hà Nội
Hotline: 0947891746

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tìm hiểu về găng tay sợi kevlar

Khi người lao động thường xuyên tiếp xúc với những vật sắc nhon, có nguy cơ làm tổn thương tay cao thì  găng tay sợi kelvar là sự lựa chọn tối ưu nhất. Trang bị găng tay này, bạn yên tâm hơn trong quá trình làm việc, giúp đạt năng suất cao hơn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm về loại găng tay này trong bài viết sau. 1. Giới thiệu găng tay sợi kevlar Được làm từ sợi kevlar rất dai và siêu bền bỉ nên người lao động thoải mái cắt, gọt, bê vác các đồ như kính, gốm sứ,... thoải mái mà không lo bị đâm và tay. Một số găng tay từ sợi kevlar còn được tráng thêm một lớp cao su ở lòng bàn tay để chống trơn trượt, giúp cầm nắn các đồ vật được dễ dàng hơn. Sợi kevlar có khả năng chịu nhiệt và chống cháy tốt nên sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Găng tay này được sử dụng nhiều trong ngành ô tô, trang trí nội thất, điện tử, cơ khí, thực phẩm,... 2. Cách vệ sinh  găng tay bảo hộ  sợi kevlar Sợi kevlar có ưu điểm là không  bị co và dù nó qua nhiều lần giặt thì vẫn duy trì được k

Mẫu Quần Áo Bảo Hộ Lao Động Chất Lượng Nhất 2018

Quần áo bảo hộ lao động trang phục quen thuộc và không thể thiếu được của mỗi công nhân. Vậy năm 2018 này trên thị trường có những mẫu quần áo bảo hộ lao động chất lượng nào và địa chỉ phân phối của chúng ở đâu? Những mẫu quần áo bảo hộ lao động chất lượng giá rẻ Quần áo bảo hộ kaki liên doanh các màu Đây là những bộ  quần áo bảo hộ kaki  quen thuộc của khá nhiều công nhân. Bộ quần áo này được sản xuất bằng chất liệu vải kaki liên doanh có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với môi trường làm việc của nhiều ngành nghề Bộ quần áo bao gồm 1 áo dài và 1 quần dài. Áo được thiết kế 2 túi ngực đằng trước có nắp đập có khuy cài chắc chắc, áo dạng cổ bẻ và có cúc cài. Quần của bộ bảo hộ này được may dáng đứng có mau bo chun, có hai túi chéo đằng trước và 2 túi đằng sau . Bộ quần áo bảo hộ này cũng có nhiều màu sắc cho quý khách hàng có thể dễ dàng chọn lựa như ghi, xanh công nhân,tím than, cam… Giá thành sản phẩm của những bộ quần áo bảo hộ này là 110.000 đồng / bộ Quần áo

Đặc Điểm Cấu Tạo Của Mũ Bảo Hộ Lao Động

Mũ bảo hộ lao động có những đặc điểm và cấu tạo như thế nào mới đảm bảo được an toàn cho người lao động đang là câu hỏi của nhiều người. Vậy đáp án cho câu hỏi đấy là gì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động chất lượng Một chiếc  mũ bảo hộ lao động  đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng cần có cấu tạo đầy đủ 3 phần dưới đây: Phần vỏ mũ, phần đai mũ và phần quai mũ. Phần vỏ mũ : Đây là phân chủ yếu của những chiếc mũ và cũng là phần chúng ta cần chú ý đến nhất vì nó là phần đầu tiên tiếp xúc với vật nặng, vật sắc nhọn khi có va chạm. Và cũng chính vì thế nên phần vỏ mũ cần được làm bằng chất liệu nhựa cứng có khả năng chống chịu lực va đập cao như nhựa PVC, PP, PE, ABS, HDPE,… Với mỗi loại nhựa khác nhau thì khả năng chịu lực va đập của chúng cũng khác nhau. Như với những chất liệu nhựa PVC, PP hay PE thì khả năng chịu lực của nó chỉ là 50 newton. Nhưng với chất liệu nhựa ABS hay HDPE thì khả năng chịu lực của nó có thể lên đến 200 Newton và ngoài ra c